TRỰC TIẾP GIÁ VÀNG HÔM NAY 11/10 và TỶ GIÁ HÔM NAY 11/10
1. SJC – Cập nhật: 10/10/2024 07:58 – Thời gian website nguồn cung cấp – ▼/▲ So với ngày hôm qua. | ||
Loại | Mua vào | Bán ra |
SJC 1L, 10L, 1KG | 82,500 ▼500K | 84,500 ▼500K |
SJC 5c | 82,500 ▼500K | 84,520 ▼500K |
SJC 2c, 1C, 5 phân | 82,500 ▼500K | 84,530 ▼500K |
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ |
81,500 ▼300K | 82,800 ▼300K |
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ |
81,500 ▼300K | 82,900 ▼300K |
Nữ Trang 99.99% | 81,450 ▼300K | 82,500 ▼300K |
Nữ Trang 99% | 79,683 ▼297K | 81,683 ▼297K |
Nữ Trang 68% | 53,756 ▼204K | 56,256 ▼204K |
Nữ Trang 41.7% | 32,056 ▼125K | 34,556 ▼125K |
Cập nhật diễn biến giá vàng hôm nay 11/10/2024
Giá vàng thế giới tiếp tục duy trì mức tăng vững chắc, dù trải qua một số biến động mới.
Ghi nhận của Báo Thế giới & Việt Nam, giá vàng quốc tế giao dịch trên Kitco News, lúc 19h50 ngày 10/10 (giờ Hà Nội), ở mức 2.626,40 – 2.627,40 USD/ounce, tăng 18,7 USD/ounce so với phiên giao dịch liền trước. Giá vàng giao tháng 12 gần nhất giao dịch ở mức 2.636,50 USd/ounce, tăng 0,4% trong ngày.
Giá vàng tăng mạnh trở lại trong phiên này, khi Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nền kinh tế Mỹ vừa công bố cho thấy, CPI đã tăng 0,2% vào tháng trước sau mức tăng 0,2% của tháng 8; và sau sự gia tăng bất ngờ số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần.
Dữ liệu lạm phát mới nhất mạnh hơn một chút so với dự báo cho thấy, lạm phát đang ăn sâu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới. Báo cáo cũng cho thấy, lạm phát cốt lõi, loại trừ giá thực phẩm và năng lượng biến động, đã tăng 0,3% vào tháng 9, sau mức tăng 0,3% của tháng 8. Nhìn chung, dữ liệu kinh tế Mỹ mới nhất được coi là thân thiện với thị trường kim loại quý và không có khả năng làm thay đổi quỹ đạo của chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào cuối năm.
Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, giá vàng thế giới đã giảm hơn 23,6% so với mức đỉnh lập được gần đây. Tuy nhiên, sự thoái lui này được đánh giá phù hợp với phân tích kỹ thuật trên thị trường khi xác định các vùng hỗ trợ và kháng cự tiềm năng.
Thị trường kim loại quý đã chứng kiến một khoảnh khắc lịch sử vào ngày 26/9, khi giá vàng tương lai lần đầu tiên vượt mốc 2.700 USD/ounce. Cột mốc này đã khép lại một đợt tăng giá đáng chú ý, bắt đầu vào tháng 8, với giá vàng tăng vọt từ khoảng 2.400 USD lên hơn 2.700 USD chỉ trong hai tháng—mức tăng ấn tượng 12,70%.
Đợt tăng giá này là một phần của xu hướng tăng rộng lớn hơn – giá vàng tương lai tăng gần 42% kể từ tháng 10/2022. Vào thời điểm đó, giá vàng giao dịch chỉ dưới 1.900 USD/ounce, làm nổi bật mức tăng lên mức cao nhất mọi thời đại gần đây là trên 2.700 USD.
Giá vàng trong nước giảm mạnh với cả vàng miếng SJC và vàng nhẫn.
Giá vàng miếng SJC giao dịch tại các cơ sở kinh doanh kim loại quý hàng đầu như Công ty VBĐQ Sài Gòn, Tập đoàn DOJI, Phú Quý và Bảo tín Minh Châu… cùng mức 82,5 – 84,5 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giảm 500 nghìn đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán so với chốt phiên hôm qua.
Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 giảm mạnh, mất mốc 83 triệu đồng.
Công ty PNJ công bố giá vàng nhẫn tròn trơn ở mức 81,8 – 82,9 triệu đồng/lượng, giảm 500 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên chiều qua.
Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng nhẫn 9999 ở mức 81,9 – 82,9 triệu đồng/lượng, giảm 400 nghìn đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra.
Giá bán vàng nhẫn tròn trơn 9999 giao dịch tại Công ty VBĐQ Sài Gòn ở mức 81,6 – 83 triệu đồng/lượng, giảm 200 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 100 nghìn đồng/lượng ở chiều bán.
Giá vàng thế giới tăng vững chắc?
Nhiều yếu tố đang góp phần vào hiệu suất phi thường của vàng. Đứng đầu trong số đó là chính sách tiền tệ của Fed, được thực hiện để chống lại áp lực lạm phát đạt đỉnh ở mức hơn 9%. Các quyết định về lãi suất của Fed đã ảnh hưởng đáng kể đến giá vàng, vì các nhà đầu tư thường chuyển sang kim loại quý như một biện pháp phòng ngừa lạm phát và phá giá tiền tệ.
Căng thẳng địa chính trị cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy giá vàng lên một tầm cao mới. Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã tạo ra sự bất ổn kinh tế toàn cầu, thúc đẩy các nhà đầu tư tìm kiếm các tài sản trú ẩn an toàn như vàng. Gần đây hơn, chiến tranh bùng nổ ở Trung Đông đã thúc đẩy xu hướng này hơn nữa, nhấn mạnh vị thế của vàng như một kho lưu trữ giá trị trong thời kỳ khủng hoảng quốc tế.
Mặc dù quỹ đạo của vàng là tích cực áp đảo, nhưng điều quan trọng cần lưu ý là thị trường đã trải qua các đợt điều chỉnh định kỳ trong suốt đợt tăng giá kéo dài nhiều năm này. Những đợt điều chỉnh giá này là điển hình đối với bất kỳ loại tài sản nào và thường tạo cơ hội cho các nhà đầu tư tham gia hoặc mở rộng vị thế của họ.
Điểm khác biệt của đợt tăng giá gần đây nhất là đà tăng bền vững của nó. Kể từ tháng 8, vàng đã tăng đáng kể mà không có bất kỳ đợt điều chỉnh đáng chú ý nào – cho đến bây giờ. Việc vượt qua mốc 2.700 USD dường như đã kích hoạt một đợt thoái lui được mong đợi từ lâu, đánh dấu đợt điều chỉnh xác định đầu tiên kể từ khi đợt tăng giá bắt đầu vào tháng 8.
Tuy nhiên, trong khi các yếu tố cơ bản dài hạn của vàng vẫn mạnh mẽ, chịu ảnh hưởng của các yếu tố như bất ổn kinh tế toàn cầu, lo ngại về lạm phát và căng thẳng địa chính trị, thì biến động giá ngắn hạn có thể vẫn khó dự đoán.
Giá vàng hôm nay 11/10/2024: Giá vàng thế giới tăng vững chắc, vàng trong nước trượt sâu; Nga gom kim loại quý lập ‘kho dự trữ khủng’ làm gì? (Nguồn: Kitco) |
Tổng hợp giá vàng miếng SJC tại các thương hiệu kinh doanh lớn trong nước tại các thời điểm chốt phiên giao dịch chiều 10/10:
Công ty VBĐQ Sài Gòn: Vàng miếng SJC 82,5 – 84,5 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn SJC 81,6 – 83 triệu đồng/lượng.
Tập đoàn Doji: Vàng miếng SJC 82,5 – 84,5 triệu đồng/lượng; Nhẫn tròn 9999 (Hưng Thịnh Vượng) 81,9 – 82,9 triệu đồng/lượng.
Hệ thống PNJ: Vàng miếng SJC 82,5 – 84,5 triệu đồng/lượng; Vàng nhẫn trơn PNJ 999.9: 81,8 – 82,9 triệu đồng/lượng.
Tập đoàn Vàng bạc Phú Quý: Vàng miếng SJC 82,5 – 84,5 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn tròn Phú Quý 999.9: 81,95 – 82,90 triệu đồng/lượng.
Giá vàng SJC tại Bảo tín Minh Châu được niêm yết tại 82,5 – 84,5 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn tròn trơn Vàng Rồng Thăng Long niêm yết tại 81,88 – 82,88 triệu đồng/lượng.
Nga lập kho kim loại quý để làm gì?
Kể từ năm 2021, các ngân hàng trung ương đã mua một lượng vàng lớn chưa từng có, trong đó có Nga, góp phần đáng kể vào đợt tăng giá vàng năm nay lên cao kỷ lục liên tiếp.
Theo các bản tin được công bố vào tuần trước, chính phủ Nga đang cân nhắc chi 51 tỷ Ruble (535,5 triệu USD) trong 3 năm tới để bổ sung dự trữ kim loại quý.
Báo cáo trong Dự thảo Ngân sách Liên bang được công bố vào ngày 30/9 cho thấy, vàng chứ tỏ là một tài sản quan trọng trong dự trữ ngoại hối, nhưng chính phủ Nga cũng đang tìm cách mở rộng lượng nắm giữ của mình, bao gồm cả các kim loại bạc và bạch kim.
“Việc hình thành một kho dự trữ kim loại quý tinh chế như một phần của Quỹ Nhà nước Nga sẽ giúp đảm bảo ngân sách liên bang cân bằng và phát triển kinh tế ổn định, cũng như đáp ứng nhu cầu công nghiệp của Liên bang Nga trong trường hợp khẩn cấp”, theo một trích dẫn của Interfax lấy từ nguồn tin Bộ Tài chính.