Phong cách sống Halal không chỉ áp dụng cho người Hồi giáo mà còn cho tất cả mọi người, bất kể tôn giáo, bộ tộc, quốc tịch và nơi sinh sống. (Nguồn: iStock) |
Trưởng Trung tâm phát triển và giám sát đảm bảo sản phẩm Halal của BPJPH Dzikro thông tin, trong số hơn 50 quốc gia trên, có Singapore, Saudi Arabia, Hàn Quốc và Uruguay.
Đã có hơn 17 quốc gia thiết lập các thỏa thuận hợp tác với Indonesia trong lĩnh vực đảm bảo sản phẩm Halal; 28 tổ chức tôn giáo nước ngoài cũng đang được đánh giá hồ sơ để thiết lập hợp tác trong lĩnh vực này.
Ông Dzikro cho rằng, các thỏa thuận hợp tác đã phản ánh sự quan tâm của các doanh nghiệp trên thế giới liên quan đến việc đảm bảo sản phẩm Halal của Indonesia.
Xu hướng Halal đang phát triển ngày càng rộng rãi cùng với lối sống Halal trên toàn thế giới. Phong cách sống Halal không chỉ áp dụng cho người Hồi giáo mà còn cho tất cả mọi người, bất kể tôn giáo, bộ tộc, quốc tịch và nơi sinh sống.
Quan chức trên nhấn mạnh: “Quy định bắt buộc về Halal trong Luật số 33 năm 2014 của Indonesia là một điểm quan trọng trong việc mang lại sự thay đổi về tình hình và điều kiện thực hiện bảo đảm sản phẩm Halal tại nước này.
Theo đó, sản phẩm Halal đã có sự thay đổi về ý nghĩa, không chỉ liên quan đến tôn giáo mà đã mở rộng thành giá trị gia tăng cho các sản phẩm có tác động đến nền kinh tế”.
Bắt đầu từ tháng 10/2024, tất cả các sản phẩm nhập khẩu, lưu thông và được giao dịch trên lãnh thổ Indonesia sẽ cần phải được chứng nhận là Halal.
Trong vòng 4 năm qua, tính đến đầu năm 2024, đã có hơn 3,4 triệu sản phẩm tại Indonesia được cấp chứng nhận Halal.